top of page

Các việc cần làm khi tới Pháp

1. Xuống máy bay và về nơi ở

Đọc bài viết chi tiết tại đây

Lưu ý

  • Mất đồ

 

Bạn bị mất đồ bên trong máy bay?
Bạn cần liên lạc trực tiếp với hãng hàng không của bạn để sớm thông báo về việc này. Bạn có thể tìm thấy trong liên kết dưới đây số điện thoại liên hệ của tất cả các hãng hàng không có chuyến bay tại Charles de Gaulle:
www.cdgfacile.com/guide-de-laeroport/contacts-utiles/contacts-compagnies/

 

Ví dụ : Vietnam Airlines : 01 44 55 39 90 (gọi từ Pháp)
Air France : 0825 775 775 (gọi từ Pháp)

 

Phòng Đồ thất lạc của sân bay tại:
Terminal 1 và 3 : Giữa sảnh 5 và sảnh 6 của Terminal 1, « Niveau CDGVAL »
Terminal 2 : Khu vực « Espace Services » (nằm giữa sảnh 2A/2C và 2B/2D)

 

Bạn có thể tham khảo thêm trang web sau để có thêm thông tin về việc tìm lại đồ thất lạc tại các sân bay ở Paris:
www.aeroportsdeparis.fr/ADP/fr-FR/Passagers/Services/services-pratiques/bagages/objet-trouve.htm

Tại sân bay Blagnac ở Toulouse: 

http://www.toulouse.aeroport.fr/passagers/preparer/autres-infos-pratiques/contacts-utiles

  • Hành lý ký gửi bị thất lạc ?

 

Hành lý của bạn, nhìn chung, sẽ không bị mất mà chỉ bị thất lạc trong một chuyến bay khác hoặc bị chuyển tới chậm hơn. Thờng thì các hãng hàng không đảm bảo sẽ chuyển hành lý thất lạc tới hành khách khoảng 24h sau khi chuyến bay đáp xuống. Tuy nhiên, nếu khi xuống sân bay và không tìm thấy hành lý ký gửi của mình, bạn cần ngay lập tức liên hệ với dịch vụ hành lý của hãng hàng không của bạn tại sân bay. Sau đó, một báo cáo thất lạc hành lý sẽ được lập, bạn nên cố gắng cung cấp nhiều thông tin nhất có thể về hành lý thất lạc. Nếu việc tìm
kiếm hành lý không có dấu hiệu khả quan trong vòng 21 ngày kể từ ngày lập báo cáo, hành lý sẽ được coi như mất và bạn sẽ được bồi thường. Trong trường hợp hành lý của bạn được tìm thấy, đa số các hãng hàng không sẽ chuyển tới cho bạn miễn phí bằng đường bưu điện.


Mức bồi thường lớn nhất bạn có thể nhận được là 1200€ đối với mọi loại hành lý (theo Hiệp định Montréal). Các hãng hàng không sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường các vật dụng quý giá. Vì vậy, bạn nên lưu ý không ký gửi tiền bạc, trang sức hay các đồ đạc quý.


Informations (Thông tin thêm) : Bạn có thể tìm thấy tại tất cả các trạm dừng các điểm thông tin infos « Aéroports
de Paris » hoặc « Tourisme information »
Wifi : Tất cả các trạm đều có dịch vụ Wifi, bạn sẽ vào trang web www.aeroportsdeparis.fr để đăng nhập. Sân bay Toulouse Blagnac cũng có wifi miễn phí trong vòng 30'.

 

2. Đăng ký nhập học
 

Để chính thức trở thành sinh viên của trường mình theo học, bạn phải đi đăng kí nhập học. Thi gian đăng kí nhập học phụ thuộc vào từng trường, thường vào tháng 9 – tháng 10. Các bạn nên lưu ý xem thông tin về thời gian nhập học khi tìm hiểu đăng ký xin học vào trường đó. Khi đăng kí nhập học, ngoài các giấy tờ yêu cầu, bạn sẽ phải đóng học phí (frais d’incription et/ou frais de scolarité) và các phí không bắt buộc khác như phí sử dụng phòng tập và tham gia các hoạt động thể thao, phí truy cập cơ sở dữ liệu của trường…

 

Để hoàn thành việc đăng kí nhập học, các bạn cũng phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc (sécurité sociale - trả tiền cùng lúc với học phí), theo đó bạn phải chọn một quỹ bảo hiểm sinh viên (phụ thuộc vào từng vùng và từng trường đại học). Những sinh viên có học bổng của chính phủ Pháp sẽ được miễn tiền bảo hiểm y tế bắt buộc Vì vậy, đối với các bạn có học bổng của chính phủ Pháp, khi đi đăng kí học, các bạn mang theo giấy chứng nhận
học bổng của mình để được miễn phí đăng ký và/hoặc phí bảo hiểm xã hội, ...


Ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc, các bạn cũng nên mua luôn bảo hiểm y tế bổ sung (mutuelle). Chỉ trả thêm một khoản chi phí nhỏ nhưng bạn sẽ được lợi rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình (tham khảo phần Khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế để biết thêm chi tiết). Vào thời điểm nhập học, các quỹ bảo hiểm sinh viên sẽ có mặt tại các trường đại học để cung cấp thông tin cho bạn.


Sau khi hoàn thành các thủ tục nhập học, bạn được nhận thẻ sinh viên và chính thức trở thành sinh viên của trường. Khi đó, bạn có quyền sử dụng thư viện và nhiều dịch vụ khác của trường ngay cả khi khoá học của bạn chưa bắt đầu.

 

3. Đăng ký với Cơ quan Quản lý Nhập cư (OFII)
 

Kể từ năm học 2009-2010, sinh viên quốc tế (trong đó có sinh viên Việt Nam) đến Pháp được cấp Visa sinh viên dài hạn có giá trị như Th cư trú (Visa Long Séjour étudiant valant Titre de Séjour, viết tắt là VLS-TS). VLS-TS có giá trị trong vòng 4 tháng đến 1 năm, tùy chương trình học của sinh viên. Quy định này kéo theo một vài thay đổi về thủ tục hành chính các bạn cần thực hiện khi đến Pháp.


Với Visa VLS-TS, sinh viên cần tới Offi Français de l’Immigration et l’Intégration - OFII (dịch tạm là Cơ quản Quản lý Nhập cư của Pháp) trong vòng 3 tháng kể từ khi đến Pháp để lấy chứng nhận (Récépissé) dán vào Hộ chiếu. Chi phí cho thủ tục này là 58€ (ngoài tiền Visa đã trả tại Việt Nam). Bạn có thể mua trên mạng : www.timbresoffi.fr Hai tháng trước ngày hết hạn của VLS-TS, sinh viên cần kéo dài giấy tờ cư trú ở Pháp cần đến Préfecture để gia hạn (Renouvellement). Sinh viên ra trường, có việc làm ở một công ty/ cơ quan, có thể xin đổi thẻ cư trú (changement de statut). Việc này cũng thực hiện ở Préfecture. Sinh viên có VLS-TS được quyền làm việc có lương không quá 60% thời gian làm việc theo quy định, tức là không quá 946 h/năm, kể từ ngày Visa có giá trị. Sinh viên không bắt buộc phải khai báo việc làm thêm, người thuê lao động (chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng…) có nghĩa vụ phải ký hợp đồng và khai báo với cơ quan quản lý.
 

Chi tiết đọc tại đây

4. Mở tài khoản ngân hàng
 

Đọc bài viết chi tiết tại đây

5. Liên hệ với « Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp »
 

Đăng ký sinh viên với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp

 

Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQ) là cơ quan đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài, với một trong các nhiệm vụ là bảo vệ công dân Việt Nam tại nước đó. Việc đăng ký với ĐSQ là nghĩa vụ và đồng thời cũng là quyền lợi của công dân nói chung và của sinh viên nói riêng. Là nghĩa vụ vì việc đăng ký của bạn giúp cho ĐSQ nắm được tình hình công dân nước mình tại nước sở tại, có được các số liệu thống kê phục vụ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách. Là quyền lợi vì bạn sẽ được ĐSQ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp khi những quyền lợi đó của bạn bị vi phạm. Vì vậy, ĐSQ cần biết thông tin về bạn, là ai, làm gì, ở đâu, địa chỉ liên hệ… để có thể hỗ trợ được bạn. 

 

Thời gian qua, ĐSQ nhận được không ít hộ chiếu VN (bị mất, được cảnh sát Pháp tìm thấy và chuyển cho ĐSQ) nhưng không thể tìm được chủ nhân của chúng vì không có địa chỉ hoặc điện thoại. Rất nhiều sinh viên, vì các
lý do khác nhau (để xin việc làm, người nhà được cất nhắc vào những vị trí quan trọng và nhiều hoàn cảnh rất đa dạng khác), cần giấy chứng nhận của ĐSQ đối với thời gian học tập tại Pháp, và ĐSQ cần biết về bạn để có thể cấp giấy chứng nhận cho bạn. Vì thế, các bạn lưu học sinh (kể cả những sinh viên du học theo diện tự túc) nên tiến hành các thủ tục sau đây:


- Sau khi đến Pháp, gửi “Bản tự khai lưu học sinh” cho Bộ phận công tác lưu học sinh của ĐSQ. Bản tự khai lưu học sinh có thể tải từ trang web của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (www.uevf.org) hoặc từ trang
web của các AEVTL (mục Văn bản).
- Trong quá trình học tập, thông báo cho ĐSQ kết quả học tập, những thay đổi cần thiết liên quan đến chỗ ở, điện thoại. Kịp thời liên hệ với ĐSQ khi cần sự hỗ trợ.
- Trước khi về nước, đề nghị ĐSQ cấp Giấy chứng nhận về thời gian học tập tại Pháp và về việc chấp hành các quy định của VN cũng như của nước sở tại.
- Có thể ủy quyền trong các thủ tục hành chính (cấp, đổi hộ chiếu cho người quen) và không mất thời gian đi lại, các sinh viên sau khi đăng kí sinh viên với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp được hưởng những quyền lợi như sau:

- Ưu đãi từ những hợp tác giữa các chi hội và Ngân hàng, giữa UEVF với VNAirlines.
- Ưu đãi từ những nhà hàng liên kết với các chi hội sinh viên tại các địa phương
- Quyền lợi dành cho hội viên chính thức của chi hội sinh viên tại các sự kiện tổ chức bởi hội sinh viên Việt Nam tại Pháp và các chi hội.
- Phạm vi ưu đãi : Trên toàn nước Pháp.

 

Các bạn có thể đăng ký với các Chi hội trên trang web của http://uevf.org/

 

Theo"Sổ tay Du học Pháp 2015"

Edit: AQ Ng
 

© 2023 by ΩΛΜ. Proudly created with Wix.com

bottom of page