top of page
Dành cho các bạn mineurs (dưới 18 tuổi)

 

I. Titre de séjour
 
  • Với các bạn sang Pháp du học lúc còn chưa đủ 18 tuổi, các bạn sẽ có visa loại D với dòng chữ « Mineur Scolarisé », với loại visa này, các bạn sẽ không làm thủ tục OFII mà sẽ làm thủ tục xin titre de séjour tại Préfecture dành riêng cho étudiant theo địa chỉ 41 allée Jules Guesde

  • Ngoài đơn xin cấp titre de séjour lần đầu mà các bạn có thể tìm và download theo link phía dưới, các giấy tờ đi kèm bao gồm :

    • Hộ chiếu (còn hạn)

    • Giấy khai sinh (bản dịch tiếng Pháp) : Về phần giấy khai sinh, Prefecture tại Toulouse không chấp nhận giấy khai sinh được dịch tại các cơ sở tại Việt Nam, do vậy phải dịch tại Pháp

    • Chứng minh nhà ở : 

      • Sinh viên tự thuê nhà có thể sử dụng một trong nhiều loại giấy tờ sau :

        • Giấy chứng nhận bảo hiểm nhà ở

        • Hóa đơn tiền nhà (Quittance de loyer)

        • Hóa đơn EDF, GDF

        • Hợp đồng thuê nhà

        • Và nhiều loại giấy tờ khác…

 

Một lưu ý nhỏ, một số loại giấy tờ có thể bị từ chối :

  • Hóa đơn tiền nhà, điện nước từ cách đây từ 2-3 tháng trở lên

    • Sinh viên sống tại nhà 1 người khác thì cần có : 

      • Chứng minh việc đón tiếp của chủ nhà (Attestation d’hébergement)

      • Bản copie giấy tờ tùy thân của chủ nhà

      • Chứng nhận nhà ở của chủ nhà, danh sách như trên

    • Avis d’échange : Khi bạn thuê nhà, đôi khi hóa đơn tiền nhà của bạn được ghi là avis d’échange thay vì quittance de loyer như bình thường, thường thì loại này không được chấp nhận như là hóa đơn tiền nhà

    • Calendrier de paiement : điển hình như khi đăng ký EDF, bạn có thể nhận được 1 phiếu có ghi là calendrier de paiement, ghi lại lịch mà EDF sẽ rút tiền điện của bạn hàng tháng, loại giấy này có thể không được chấp nhận như chứng minh nhà ở

    • Chứng minh tài chính : chứng minh có một khoản tiền tối thiểu 615e/tháng :

      • Chứng nhận từ ngân hàng về việc sẽ nhận được tối thiểu 615e/tháng (Cái này thường các bạn học IUT sẽ có 1 giấy tương tự từ IUT)

      • Chứng nhận về học bổng gần nhất

      • Chứng nhận từ ngân hàng trong tài khoản có một số tiền tương ứng (Để chắc chắc thì nên có trong tài khoản 7000-8000e để)

      • Chứng nhận về việc bảo lãnh tài chính từ 1 cá nhân khác (đi kèm giấy tờ tùy thân, hợp đồng làm việc, bảng lương 3 tháng gần nhất, bản kê khai thuế tháng gần nhất và hộ khẩu của người bảo lãnh)

    • Chứng minh về việc đã đăng ký vào 1 trường Đại học (certificat de scolarité)

    • Chứng minh về việc đã mua bảo hiểm xã hội (sécurité sociale) : thường thì khi đăng ký nhập học, trường sẽ yêu cầu bạn mua luôn bảo hiểm xã hội, bạn chỉ cần photo toàn bộ tờ certificat de scolarité có ghi việc bạn đã đóng tiền cho bảo hiểm xã hội là được

    • 3 ảnh 3.5x4.5cm (chụp trực diện, không mở miệng, không biểu cảm, đầu trần, không đeo kính, lens, nền trắng hoặc ghi sáng

    • Tem fiscaux 77e (mua trước khi đến buổi hẹn nộp hồ sơ), đây là loại tem có thể mua tại các sạp báo, quầy thuốc lá, vv…

  • Chi tiết về thủ tục có thể xem theo link

 

 

II. Bảo hiểm
 

1. Bảo hiểm xã hội (Sécurité sociale)

 

  • Sau khi đăng ký ở trường và mua bảo hiểm xã hội ở trường, bạn lên agence của hãng bảo hiểm bạn đăng ký mua (thường là LMDE hoặc Vittavi), họ sẽ cho bạn một danh sách các giấy tờ và địa chỉ để gửi các giấy tờ cần thiết để lấy carte vitale và số bảo hiểm của bạn

  • Các giấy tờ cần thiết bao gồm :

    • Số thẻ ngân hàng (RIB)

    • Đơn xác nhận làm bác sỹ điều trị :

      • Đây là đơn của một bác sỹ (phải là médecin généraliste) xác nhận rằng sẽ là bác sỹ cho bạn, sau này khi bạn khám thì phải ra khám bác sỹ đó đầu tiên thì mới có thể được hoàn trả tiền khám. Do vậy, nên chọn bác sỹ nào gần nhà bạn. Tùy thuộc vào bệnh tình của bạn, bác sỹ đó có thể gửi bạn đến các bác sỹ chuyên khoa khác.

      • Về mẫu đơn, bạn có thể xin tại hãng bảo hiểm hoặc xin trực tiếp từ các bác sỹ, họ có thể có sẵn mẫu đơn đó tại phòng khám

      • Về cách tìm các bác sỹ, bạn có thể tìm qua một số trang như pagesjaunes.fr hay https://www.doctolib.fr/

Sau khi vào trang đó, các bạn gõ/chọn « Médecin généraliste » vào ô đầu tiên và với ô bên phải, bạn gõ tên thành phố, tên phố nhà mình, hay mã bưu điện khu vực nhà mình hay khu vực mà bạn muốn tìm bác sỹ điều trị và Enter. Sau đó, các trang đó sẽ cho bạn tên, địa chỉ, số điện thoại của các bác sỹ đó (đôi khi có thể cả giờ làm việc). Các bạn có thể đến trực tiếp hỏi xin giấy hoặc có thể gọi điện đặt hẹn trước nếu tránh việc phải chờ lâu.

  • Giấy khai sinh (bản dịch)

  • Chứng nhận đăng ký từ trường đại học (có ghi rằng bạn đã trả tiền cho bảo hiểm xã hội)

  • Giấy tờ tùy thân (passport, titre de séjour)
     

2.Bảo hiểm bổ sung (Mutuelle)

 

  • Bảo hiểm bổ sung bạn sẽ cần người đại diện hợp pháp nếu muốn mua trước khi sinh nhật, trừ khi bố mẹ bạn có mặt tại Pháp, cùng với giấy tờ chứng minh thì có thể đơn giản, còn lại thủ tục về việc chứng minh người đại diện hợp pháp khá lằng nhằng. Do vậy để đơn giản, tránh phiền hà thì sau khi bạn đủ 18 tuổi thì đăng ký mua mutelle sau.

  • Khi mua mutuelle, bạn lên agence của hãng bảo hiểm mình muốn và nói với họ muốn mua mutelle, thủ tục mua mutuelle khá dễ dàng đơn giản, chỉ cần Passport, Certificat de Scolarité và thẻ ngân hàng hoặc chèques để trả tiền (có thể sử dụng thẻ Visa/Mastercard từ Việt Nam để trả tiền cho Mutuelle)

 
III. Thẻ ngân hàng

 

  • Có thể nói, gần như tất cả các ngân hàng đều không làm thẻ cho các bạn mineur hoặc sẽ phải yêu cầu bố mẹ bạn có mặt. Giấy chứng nhận việc bảo lãnh mà các bạn dùng khi làm hồ sơ xin Visa đi Pháp không có giá trị tại các ngân hàng, họ sẽ yêu cầu rất nhiều thủ tục khác để chứng minh người bảo lãnh là đại diện hợp pháp của bạn

 

  • Do vậy, cách đơn giản nhất là bạn đợi đến sinh nhật và đi làm thẻ ngân hàng. Trong thời gian chờ đợi đó, một mặt, bạn có thể xài tiền mặt để mua sắm, chi tiêu trong các cửa hàng, siêu thị, vv…

 

 

  • Ngoài ra, có một số trường hợp bạn có thể bạn cần thẻ tín dụng như trả tiền phí đăng ký tại trường, trường hợp này bạn có thể đăng ký 1 thẻ ghi nợ quốc tế phụ từ tài khoản của người thân. Đây là loại thẻ cho phép người sở hữu chỉ cần trên 15 tuổi, không có mã PIN, không có khả năng rút tiền, tuy nhiên vẫn có khả năng quẹt thẻ mua sắm như 1 thẻ Visa/Mastercard bình thường. Tiền bạn tiêu dùng sẽ được tổng hợp và rút trực tiếp mỗi tháng từ tài khoản mà bạn làm thẻ phụ. Ngoài ra, thẻ này cũng có khả năng giới hạn hạn mức tiêu dùng, vừa giúp bạn điều chỉnh, tính toán chi tiêu cho tốt, tránh bị tiêu quá tay, vừa để phòng trường hợp bị mất cũng không bị mất mát số tiền quá lớn. Tuy nhiên có một lưu ý là vì loại thẻ này không có mã PIN nên khi mua sắm, người thu ngân sẽ yêu cầu bạn phải kí xác nhận vào 1 bản copy của hóa đơn để họ giữ lại, và có thể là cả giấy tờ tùy thân của bạn để xác nhận (thường là ở các siêu thị lớn, hay một số cửa hàng, số tiền mua sắm càng cao càng có khả năng bị hỏi)

 

  • Khi làm thẻ ngân hàng, bạn cần phải đặt hẹn trước, để đặt hẹn, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh xin hẹn, gọi điện, đặt hẹn qua mạng, các chi nhánh ngân hàng ở càng gần khu trung tâm thì thường sẽ đông khách nên bạn sẽ có lịch hẹn chậm hơn các chi nhánh ở các vùng ngoại ô, vùng ít dân cư

  • Khi làm thẻ cần mang các giấy tờ sau :

    • Giấy tờ tùy thân

    • Chứng minh nhà ở (các giấy tờ được liệt kê như trên, nên mang nhiều loại giấy tờ đề phòng trường hợp bị từ chối một số loại giấy tờ)

    • Chứng minh việc nhập học tại trường (cái này không bắt buộc, trừ khi bạn làm tại chi nhánh dành riêng cho sinh viên, tuy nhiên nên mang để có thể được hưởng ưu đãi cho sinh viên nếu có)

  • Thường các nhân viên ngân hàng có thể nói tiếng Anh nên nếu không biết tiếng Pháp, bạn có thể nói tiếng Anh với họ

 
IV. Ăn ở
 

1. Nhà ở

 

  • Khi thuê nhà ở, trừ khi bạn thuê ở các cá nhân, họ có thể chấp nhận cho bạn trả tiền mặt, còn lại, bạn sẽ cần có tài khoản ngân hàng khi thuê để họ rút tiền nhà hàng tháng hoặc để bạn kí séc hàng tháng gửi cho chủ nhà

  • Do vậy, khi thuê nhà, bạn cần có 1 người khác có tài khoản ngân hàng đứng ra thay mặt bạn trả tiền nhà cho chủ nhà, có thể là người bảo lãnh, bạn bẻ, anh chị người quen

  • Tuy nhiên, một số nơi, họ sẽ yêu cầu bạn có 1 người bảo lãnh khi thuê nhà, đây là người phải có công việc, thu nhập ổn định, sống tại Pháp để đảm bảo việc họ có thể thu đầy đủ tiền nhà hàng tháng của bạn (thường thấy tại các kí túc xá sinh viên do các công ty tư nhân làm chủ). Khi đó người bảo lãnh cần đi kèm khá nhiều giấy tờ đi kèm, giống như trong thủ tục cho người bảo lãnh tài chính khi bạn xin titre de séjour

  • Sau khi bạn đủ 18t và có thẻ ngân hàng, bạn chỉ cần thông báo cho chủ nhà/công ty chủ về việc đổi tài khoản để rút tiền, thủ tục này khá đơn giản, bạn chỉ cần gửi RIB đến cho họ, có thể phải điền 1 đơn cho phép rút tiền là xong.

  • Một lưu ý nhỏ là lệnh rút tiền (prélèvement) thường được chuyển đến ngân hàng khoảng 14-12 ngày trước ngày rút, nên bạn cần tính toán ngày lên thông báo chuyển tài khoản trả tiền nhà vì khi họ đã gửi lệnh, họ sẽ không cho mình hủy lệnh đó.

  • Ngoài ra, trước khi cho bạn chìa khóa để vào nhà, chủ nhà có thể yêu cầu bạn phải mua bảo hiểm nhà ở, mở tài khoản điện, nước, gaz trước đó

  • Về bảo hiểm nhà thì bạn có thể mua tại bất cứ chi nhanh của bất cứ hãng bảo hiểm nào ví dụ như AXA, MAAF, vv… Bạn đến agence của họ và trình bày, mang theo hợp đồng nhà hoặc giấy chứng nhận bạn thuê nhà tại đó của chủ nhà viết.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể lên trang web của các hãng bảo hiểm đó, đăng ký mua bảo hiểm qua mạng, trả tiền qua thẻ ghi nợ của mình, sau đó hãng bảo hiểm sẽ gửi giấy tờ cần thiết cho bạn qua bưu điện, bạn chỉ cần kí xác nhận, điền thông tin thiếu (nếu có) và gửi lại cho họ những bản có ghi yêu cầu gửi lại, kèm với các giấy tờ cần thiết (nếu có)

 

2. EDF

 

  • Về việc mở tài khoản EDF, bạn lên địa chỉ 1 Place du Capitole, nói rằng bạn muốn mở tài khoản, họ sẽ hướng dẫn cho bạn, quy trình không quá khó khăn

  • Để việc mở tài khoản thuận lợi, bạn cần thực hiện một số việc trước đó :

    • Yêu cầu chủ nhà cho xem Compteur điện của căn hộ đó, chụp lại và/hoặc ghi lại các thông số trên đó. Thường có 2 thông số quan trọng nhất là Heures Pleines và Heures Creuses

    • Ghi lại chính xác địa chỉ căn hộ, số nhà, chú ý về các số nhà Bis, Ter, vv… (ví dụ 7 và 7B, 7 Bis, điều này giống như ở Việt Nam có số nhà 7A, 7B)

    • Yêu cầu chủ nhà cho biết tên người thuê trước đó của căn nhà (nếu có), nếu không thì xin tên của chủ nhà

  • Sau đó bạn mang hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh nhà ở đến EDF. EDF sẽ dùng địa chỉ hoặc tên người thuê trước đó để tìm đến Compteur nhà bạn, sau đó bạn đưa họ 2 số liệu Heures Pleines và Heures Creuses

  • Giống như việc thuê nhà, EDF yêu cầu bạn có tài khoản ngân hàng để rút tiền điện hàng tháng, bạn có thể sử dụng tài khoản người khác, và đổi sau này. EDF sẽ chuyển lệnh rút tiền đến ngân hàng trước ngày rút 12 ngày.

 

3. Liên lạc

 

  • Một cách khá phổ biến cho các bạn mới sang để có thể liên lạc là các bạn có thể đăng ký mua một SIM Lycamobile để tạm thời liên lạc thời gian đầu

  • Tuy nhiên, SIM này là SIM trả trước, bạn phải nạp tiền trước rồi mới có thể gọi, nhắn tin, và khá cước khá là cao.

  • Sau khi đủ tuổi, bạn mở tài khoản ngân hàng, có RIB là bạn có thể đăng ký gói cước SIM và gói cước mạng, tiền điện thoại và tiền mạng sẽ được trừ sau đó 1 tháng.

  • Để đăng ký, bạn có thể chọn đăng ký qua website của các nhà mạng, hoặc đến trực tiếp agence của nhà mạng, tùy theo ý thích

 
V. CAF

 

  • Có lẽ đây là một trong những phần được quan tâm nhất, với những bạn mới sang, không tự tin về khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu, cũng như chưa quen với các thủ tục, các bạn hay mang giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, hóa đơn tiền nhà (nếu có), lên địa chỉ 41 Avenue Jules Guesde, Welcome Desk của Université Fédéral, xếp hàng đợi gặp đại diện của CAF tại đó, trình bày với họ và họ sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ giấy tờ

  • Ngoài ra, bạn có thể lên trang web : caf.fr , trong cột « Service en ligne » chọn dòng « Demande une prestation », chọn phần « Vous n’êtes pas allocataire » (Trước đó nên đọc qua phần Tout savoir sur l’aide au logement),

  • Sau đó, bạn chọn tiếp dòng « Aide au logement » và sau đó là « une demande d’aide au logement »

  • Tiếp đó, bạn điền các thông tin theo yêu cầu của trang Web, làm tiếp theo yêu cầu hướng dẫn của trang Web.

  • Ngoài ra, ngay từ khi ở Việt Nam, các bạn có thể ước tính số tiền mình nhận được hỗ trợ bằng cách vào trang chủ của CAF, cột Service en ligne, chọn dòng « Estimer vos droits » và điền thông tin theo hướng dẫn.

 

 

 

Tác giả: Phạm Gia Khoa

© 2023 by ΩΛΜ. Proudly created with Wix.com

bottom of page